Tư vấn 24/7

0988 667 672

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG… “TRONG NHÀ”, NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP GÂY NHIỀU BỆNH

Trong những thập kỉ gần đây thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cuộc sống. Một bộ phận trong cộng đồng cũng hiểu được những tác động nguy hiểm của ô nhiễm về lâu dài nên cũng có những động thái tích cực trong việc bảo vệ môi trường như hạn chế tối đa việc dùng bao nilon, nghiên cứu, sáng tạo sử dụng các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm nhựa, thực hiện những chiến dịch như “thử thách dọn sạch rác”,”thử thách trộm nhựa”… . Tuy vậy, lại ít có ai để ý đến một vấn đề ô nhiễm mà gần với chúng ta nhất, trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta hằng ngày đó chính là “ô nhiễm trong nhà”.

“Ô nhiễm môi trường trong nhà” là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật, chất lượng không khí xấu đi ảnh hưởng đến phụ nữ và đặc biệt là trẻ em do những đối tượng này giành phần lớn thời gian ở nhà. Ở những vùng trung tâm phát triển thì vấn đề này còn nghiêm trọng hơn nhiều do các chất độc hại từ khí thải các thiết bị, phương tiện chúng ta hay sử dụng và cả khí thải công nghiệp.  Các chất độc hại này có thể ở trong nhà một thời gian dài nếu thiếu thông gió và nó còn ảnh hưởng ngược tới chất lượng không khí bên ngoài.

Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số nguồn gây ô nhiễm trong nhà như:

Nấm mốc và phấn hoa: chúng đều có thể được tìm thấy trong nhà lẫn bên ngoài. Phấn hoa có thể gây dị ứng nặng cho nhiều người, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt cá nhân. Nấm phát triển mạnh ở những vùng ấm và ẩm thấp nên nếu trong nhà chỉ cần có một vùng bị ướt thì sẽ có nấm. Nấm mốc có thể gây vấn đề về sức khỏe. Tiếp xúc với nấm mốc có thể gây kích ứng mắt, da, mũi, họng và phổi của bạn.

Khói thuốc lá: Hoa chất và các hạt khói thải ra trong không khí có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài (hiện tượng khói thuốc ám mùi,…). Ai cũng nhận thức được những mối nguy hại cho sức khỏe do hút thuốc, nhưng việc hít khói thuốc thụ động có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như gây ra các bệnh về tim và bệnh về đường hô hấp.

Thiết bị nhà bếp: Các thiết bị nấu ăn như bếp gas có thể gây sản sinh CO dưới dạng sản phẩm phụ. CO là một chất cực kì độc hại và cũng là nguyên nhân chính gây đau đầu, mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra cũng có một sản phẩm phụ khác như NO2, gây ra các vấn đề về hô hấp, viêm mắt, mũi hoặc cổ họng.

Formaldehyd (CH2O): có trong một số chất kết dính dùng trong đồ nội thất và những tấm lót tường,… . Nó là một chất có thể gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác cho con người. Formaldehyd mặc dù có sẵn trong một số sản phẩm tự nhiên (như gỗ, táo, cà chua, dầu và khí gas,…) nhưng nó không tồn tại độc lập mà tồn tại ở dạng dung dịch và chỉ hóa hơi khi độ ẩm và nhiệt độ tăng. Do đó, chất này có nhiều ở môi trường trong nhà hơn ( do bám vào gỗ, rèm cửa, chăn gối, một số sản loại mỹ phẩm…).

Thuốc diệt côn trùng/trừ sâu, khử trùng, tẩy rửa: Các hóa chất chúng ta sử dụng để diệt côn trùng, loại trừ nấm mốc, tẩy rửa có thể gây ô nhiễm không khí nếu phòng và nhà không được thông gió đúng cách sau khi sử dụng. Các hóa chất trên có thể tồn tại lâu trong không khí gây dị ứng, ảnh hưởng đến mắt, mũi và cổ họng.

Và còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ô nhiễm môi trường trong nhà. Chúng ta giành phần nhiều thời gian sống trong nhà (hơn 70%) nhưng dù cho có nhận thức được những vấn đề trên, chúng ta vẫn quan tâm nhiều hơn đến ô nhiễm môi trường bên ngoài mà xem nhẹ ô nhiễm trong nhà.  Việc xử lí ô nhiễm môi trường bên ngoài vẫn là một khó khăn nhưng xử lí ô nhiễm trong nhà chúng ta có thể giải quyết được. Bằng cách giữ cho môi trường trong nhà sạch sẽ cũng là góp phần giúp môi trường bên ngoài tốt hơn.

Viết và sưu tầm bởi công ty 3tengineering.com.vn

Bài Viết Liên Quan