Tư vấn 24/7

0988 667 672

NHỮNG NGUỒN GÂY HẠI CHO ĐỒNG HỒ ĐO LƯU LƯỢNG

5.CHẤT SỆT

Chất sệt là thuật ngữ chung để chỉ các chất lỏng có chứa nhiều chất rắn(có thể là hồ xi măng, vữa,…), bao gồm cả chất lỏng có chứa các chất mài mòn. Các hạt rắn riêng lẻ này có thể làm mòn bên trong đồng hồ đo lưu lượng hoặc tích tụ gây tắc nghẽn.

Đối với những loại đồng hồ đo lưu lượng gây cản trở dòng chảy ( như loại sử dụng nguyên lý karman), chất sệt có thể gây mòn trục và tắc nghẽn. Với thiết bị đo lưu lượng điện từ, nhờ vào cấu trúc xả dòng chảy tự do mà hiện tượng mòn cũng như tắc nghẽn được hạn chế nhiều nhất.

6. BỌT KHÍ

Khi vận hành một hệ thống mở, không khí có thể tràn vào hệ thống trong quá trình nạp chất lỏng. Không khí hoặc tạp chất khi hòa vào chất lỏng có thể gây ra hiện tượng bọt khí. Đối với thiết bị đo lưu lượng dạng xoáy Karman, những bọt khí này gây xáo trọn việc tạo ra các xoáy. Đối với thiết bị đo lưu lượng bằng sóng siêu âm, chúng cũng gây ức chế sự lan truyền của sóng siêu âm.

Vì máy đo lưu lượng dạng Coriolis đo lưu lượng khối, nên chúng không bị ảnh hưởng bởi bọt khí. Đối với loại điện từ thì bóng khí có thể khiến việc đọc lưu lượng trở nên không ổn định. Điều này thực chất là do việc đọc thông số dựa trên dung tích và các bọt khí bị nhầm thành chất lỏng.

7. NHỮNG BẤT THƯỜNG HOẶC SAI LỆCH TRONG DÒNG CHẢY

Sự phân bố vận tốc của dòng chảy trong đường ống tròn là đồng nhất sau khi dòng chảy đi qua một đủ một lượng ống thẳng. Mặt khác, sự bất bố này sẽ trở nên bất thường nếu đường ống bị uốn cong hoặc đường kính của đường ống thay đổi. Dòng chảy trôi xảy ra khi trung tâm phân bổ tốc độ của dòng chảy bị dịch chuyển ra khỏi trung tâm của đường ống. Dòng chảy xoáy rảy ra khi khi dòng chảy xoay quanh một trục trung tâm và song sóng với hướng của dòng chảy. Cả hai hiện tượng này đều khiến tốc độ dòng chảy không đều và nếu đo lưu lượng trong tình huống này có thể dẫn đến sai số lớn.

Mức độ sai số trong đo lường tùy thuộc vào độ bất thường trong phân bố tốc độ dòng chảy. Chúng ta có thể cải thiện trường hợp này bằng cách lắp đặt các đoạn ổng thẳng ngược dòng để việc phân phối tốc độ dòng chảy đồng đều hơn (Hướng dẫn sơ bộ thì phần ổng thẳng phải bằng 5 lần đường kính lỗ khoan của đường ống chứa dòng chảy.)

8. DÒNG CHẢY DAO ĐỘNG

Nếu những rung động lớn, lưu lượng tức thời có thể tạm thời vượt quá phạm vi lưu lượng định mức của đồng hồ đo lưu lượng. Trong tình huống này, lưu lượng hiển thị trên đồng hồ đo thường nhỏ hơn lưu lượng thực tế. Bơm pittông loại thể tích thường tạo ra xung khá lớn. Một cách để làm giảm xung là sử dụng một bộ chống rung.

9. ĐƯỜNG ỐNG BỊ RUNG

Đường ống bị rung thường là do máy rung khi vận hành, khi đóng và mở van, hoặc là ngay cả khi dòng chảy đang di chuyển.

Với đồng hồ đo lưu lượng xoáy dạng Coriolis và Karman, lưu lượng có thể bị đo sai do bị rung. Với đồng hồ đo lưu lượng điện từ và siêu âm, thì về cơ bản không có vấn đề nào gây ra bởi rung động.

Bài Viết Liên Quan