Đồng hồ đo lưu lượng là một thiết bị khá hữu ích trong việc đo lường dòng chảy của chất lỏng. Vậy nên chúng ta phải lưu ý đến những nguyên nhân gây hại cho đồng
Sau đây, 3T xin phép được giới thiệu một số nguyên nhân chính gây hại cho đồng hồ đo lưu lượng.
[1] CẶN
Cặn ở đây là nói về những vật thể được tạo ra bởi các ion kim loại thường có trong nước ngầm hoặc nước máy, chúng đã kết tinh lại và bám vào thành trong của đường ống. Cặn bao gồm các yếu tố như canxi, magiê và natri. Nếu những chất này cứ kết tinh rồi bám lại thành quá nhiều lớp thì đường ống sẽ bị thu hẹp và dòng cũng sẽ bị hạn chế. Cũng có thể những cặn này sẽ bám vào trong đồng hồ đo lưu lượng và ảnh hưởng xấu đến khả năng vận hành của nó. Ngoài ra đối với các loại đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ học, những lớp tích tụ này có thể vỡ ra và dẫn đến tắc nghẽn.
Khi sử dụng đồng hồ đo lưu lượng bánh chèo và dạng phao, cặn có thể khiến không đọc được số hiển thị hoặc những phần chuyển động có thể bị tắc nghẽn. Đối với đồng hồ đo lưu lượng điện từ thì hầu như không có vấn đề gì nhưng nếu một lớp cặn dày bám vào mặt trong của ống thì đồng hồ đo lưu lượng điện từ có thể không cảm nhận được điện áp được tạo ra và cần phải bảo trì.
[2] BÙN LẦY
Đây là thuật ngữ chung để chỉ những vật thể lạ xuất hiện trong chất lỏng như những vật lơ lửng hay cặn bả. Trên dây chuyền sản xuất, thì thường những vật này là mảnh vụn nhỏ hoặc vụ đá mài. Chất bùn lầy này cứ liên tục lưu thông cùng với chất lỏng và gây tắc nghẽn hoặc gây nhiễu khả năng hoạt động của đồng hồ đo lưu lượng. Đồi với các loại đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ, có thể xảy ra trường hợp trục bị bào mòn và dẫn đến việc dòng chảy bị hạ thấp xuống. Dù cho có thể loại bỏ đi bùn lầy bằng cách sử dụng bộ lọc hoặc máy tách từ, việc loại bỏ hoàn toàn là điều cực kì khó và vẫn cần phải bảo trì.
Với những thiết bị đo lưu lượng điện từ, dòng chảy trong ống có cấu trúc chảy tự do nên hiện tượng tích tụ và tắc nghẽn không xảy ra. Tuy nhiên chất bùn này có thể va chạm với các điện cực ướt gây nhiễu loạn. Nhưng hiện tượng này có thể được hạn chế bằng cách sử dụng cảm biến điện từ cùng với các điện cực không ướt. Ngoài ra, các cảm biến lưu lượng có thể điều chỉnh thời gian phản hồi và tần suất lấy mẫu ít bị ảnh hưởng hơn.
*BỘ LỌC
Có một bộ lọc với mục đích loại bỏ các hạt vụ lạ ( chất bùn) trong chất lỏng. Như đã thấy trong hình minh họa dưới đây, chất lỏng được lọc qua lưới kim loại. Bộ lọc như thế này có thể được tháo ra và làm sạch.
3. RỈ SÉT
Khác với “cặn”, đây là quá trình oxy hóa thường xảy ra trong các đường ống. Các chất ức chế ăn mòn có thể được thêm vào chất lỏng để ngăn ngừa việc rỉ sét, nhưng nếu các đường ống không được sự dụng mà tiếp xúc lâu với không khí sẽ khiến nó bị rỉ. Khi nước chảy qua các đường ống này một lần nữa, rỉ sét sẽ bong ra và trở thành những mảnh vụn khiến đồng hồ đo lưu lượng hoặc các mối nối gắn vào đồng hồ bị tắc nghẽn. Gỉ sét cũng tạo ra những thiệt hại như đã kể với “chất bùn”
4.CHẤT NHỜN
Chất nhờn bao gồm các vật chất sống như tảo và các vi sinh vật trong nước.
Nó khá dình và có phần giống như bùn. Tương tự như “cặn”, bánh xe mái chèo sẽ bị tắc nghẽn và mắc vật cản, và nó cũng cản trở việc nhìn được thang đo trên ống đối với các dạng thiết bị đo lưu lượng dạng phao.
Với thiết bị đo lưu lượng dạng điện từ, khi dòng chảy trong ống được xả tự do, việc bám và tắc nghẽn không xảy ra. Và vì trong chất nhờn cũng có điện cực, nên việc bắt phải những điện cực đó vẫn có thể xảy ra.